Pages

Vì sao bạn mãi vẫn chưa tìm được việc?

vi-sao-ban-mai-van-chua-tim-duoc-viec-1


Có bao giờ bạn thắc mắc mình tài giỏi, năng động trong quá trình tìm việc làm và trải qua rất nhiều cuộc phỏng vấn mà không hiểu sao đến giờ phút này vẫn mãi thất nghiệp. Bên cạnh những yếu tố bên ngoài, nguyên nhân sâu xa có lẽ đến từ chính bản thân bạn. Có thể là bạn đã mắc phải một số những sai lầm cơ bản của người tìm việc mà bạn không hay biết!

- Không có chiến lược tìm việc cụ thể



Trong thời buổi việc thì ít mà người thì nhiều như hiện nay, quá trình tìm việc đòi hỏi cách tiếp cận chủ động và tập trung, nếu không bạn mãi mãi vẫn không thể kiếm được việc. Với một chiến lược cụ thể, toàn diện về công việc mong muốn, đánh giá đúng khả năng của bản thân trước khi nộp hồ sơ xin việc sẽ rút ngắn con đường đến với công việc mơ ước của bạn.
Tuy vậy, nhiều người lại không xác định được mình mong muốn và phù hợp với công việc nào, có kỹ năng gì nổi bật nên thường ứng tuyển bừa, vì thế, gây lãng phí thời gian, công sức cho cả nhà tuyển dụng và bản thân.


- Thiếu hiểu biết và sự chuẩn bị


vi-sao-ban-mai-van-chua-tim-duoc-viec-2Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy khó chịu khi phải phỏng vấn một ứng viên không có sự chuẩn bị cũng như thiếu kiến thức về công ty và về vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Họ sẽ nghĩ rằng: không biết bạn đến đây để làm gì trong khi không biết gì về công ty của bạn đang ứng tuyển, và đương nhiên tỷ lệ bạn bị loại là rất cao.

- Kén chọn công việc



Đây là tâm lý khá phổ biến của nhiều bạn trẻ mới ra trường hiện nay. Họ muốn tìm một công việc phù hợp với chuyên môn, văn phòng sang trọng hay địa điểm gần nhà. Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường lao động khó khăn, việc làm trái nghề, chưa phù hợp với mong muốn cũng là một cách để bạn tích lũy kinh nghiệm.
Vì thế, muốn kiếm được việc mong muốn thì bạn phải học cách tạm bằng lòng trong một thời gian và cần nhìn vào thực tế.


- Rải hồ sơ hàng loạt


Nếu như bạn không thực sự thích công việc hoặc công ty thì bạn đừng lãng phí thời gian nộp CV vào chỉ vì bạn sợ sẽ bị thất nghiệp. Nếu họ cùng hẹn bạn đến phỏng vấn mà bạn không chuẩn bị kĩ thì bạn sẽ thất bại kể cả công việc bạn mong muốn cũng như công việc bạn không yêu thích.

- Thiếu kỹ năng phỏng vấn



Nếu may mắn vượt qua được vòng loại hồ sơ, thì xin chúc mừng bạn, bạn sẽ được gọi phỏng vấn. Và cũng không ít ứng viên đã bị loại từ vòng này bởi thiếu những kỹ năng và kinh nghiệm phỏng vấn cơ bản. Nếu bạn ăn mặc một cách tùy tiện. đi trễ, không biết cách giao tiếp xưng hô hay không tôn trọng nhà tuyển dụng thì cơ hội bạn nhận được việc gần như bằng “không”.
Vì thế, bạn hãy tìm hiểu thật kĩ thông tin về công ty và vị trí bạn ứng tuyển, dự đoán trước những câu hỏi mà bạn có thể sẽ nhận được và những câu nên hỏi. Ngoài ra, khi phỏng vấn, bạn nên trả lời đúng những gì nhà tuyển dụng cần biết bởi quanh co chỉ càng làm mất thời gian của cả đôi bên và khiến nhà tuyển dụng khó chịu.


- Quá chú trọng đến mức lương


Với tình trạng kinh tế khó khăn như ngày nay, mức lương chung cũng bị ảnh hưởng phần nào. Nếu bạn cứ kén chọn mức lương phải thế này, phải thế kia, lúc nào cũng không vừa lòng với mức lương nhà tuyển dụng đưa ra thì đồng nghĩa với việc bạn đang từ chối nhiều cơ hội làm việc sáng giá. Bạn chờ đợi công việc lương cao đến với mình trong tương lai không biết trước mà chịu nhàn hạ đến với mình ở hiện tại? Bạn nên biết tiến lùi khi cần thiết, nếu không bạn cũng chỉ mãi là kẻ thất bại ngửa mặt than trời bất công nên công danh mãi lận đận

- Nói xấu công ty cũ


Chắn chắn khi đi phỏng vấn, bạn sẽ nhận được câu hỏi về lý do nghỉ việc tại công ty cũ. Nhiều người xem đó là cơ hội để bộc lộ những bất mãn và “thả ga” nói xấu công ty va sếp cũ. Dù sếp cũ của bạn có là một sếp tồi đi chăng nữa thì bạn cũng không nên dùng những lời lẽ tiêu cực, chỉ trích ông/bà ta, việc ấy sẽ tạo ấn tượng xấu cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu bạn cứ liên tục “nói xấu” sếp cũ của mình thì người phỏng vấn sẽ thắc mắc liệu sau này khi bỏ công việc ở đây, bạn có lại kể xấu họ như thế hay không? Vì thế, nếu được yêu cầu nói đôi điều về công việc trước kia của bạn, hãy thể hiện sự tích cực và nói về những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã học được trong quá trình làm việc.

Chính vì thế, tìm việc không hề khó nếu như bạn chịu đầu tư chuẩn bị chu đáo và có một mục tiêu rõ ràng. Bên cạnh đó, hãy chú ý tránh những lỗi phổ biến trên nếu không muốn bị “out” ra khỏi cuộc chạy đua tìm việc của bạn. Chúc bạn may mắn và thành công!

Unknown

Phasellus facilisis convallis metus, ut imperdiet augue auctor nec. Duis at velit id augue lobortis porta. Sed varius, enim accumsan aliquam tincidunt, tortor urna vulputate quam, eget finibus urna est in augue.