Pages

2 lí do chứng minh năng suất làm việc giảm vì “to-do-list” và cách ứng phó

2-li-do-chung-minh-nang-suat-lam-viec-giam-vi-to-do-list-va-cach-ung-pho-2

Có rất nhiều người tin rằng việc lập danh sách những việc cần làm mỗi ngày có thể giúp họ quản lí và kiểm soát công việc hiệu quả hơn, giúp hoàn thành công việc đúng hạn. Tuy nhiên, to-do-list lại là một trong những nguyên nhân khiến cho năng suất làm việc và khả năng quản lý thời gian của bạn ngày càng giảm sút. Dưới đây là 2 lí do giải thích cho những điều tôi vừa nói: 1. Quá tải do có quá nhiều thứ phải làm

2-li-do-chung-minh-nang-suat-lam-viec-giam-vi-to-do-list-va-cach-ung-pho
Có phải bạn nghĩ viết ra những điều mình cần làm thì những điều đó có thể trở thành hiện thực? Không hề nhé, mọi chuyện không xảy ra như những gì bạn nghĩ đâu. Nếu bạn không tin và muốn một số liệu cụ thể thì để tôi nói cho bạn biết nhé, chỉ có 41% số công việc trong to-do-list là hoàn toàn được thực hiện. Còn tệ hơn là khi bạn không tạo to-do-list nữa, không phải sao? Không chỉ có vậy, nếu bạn tìm hiểu thêm bạn có thể phát hiện ra được nhiều điều thú vị liên quan đến việc lập to-do-list, tôi tin rằng những khám phá này có thể khiến bạn thấy ngạc nhiên đấy. Ví dụ như bạn có biết rằng có rất nhiều nhiệm vụ được thực hiện mà không hề xuất hiện trong to-do-list? Ý tôi là bạn liệt kê ra 5 công việc cần phải làm và mặc dù bạn đã làm xong hết 10 việc mà vẫn chưa hoàn thành danh sách này. Bạn có đoán được lí do là gì không? Đó chính là chúng ta thường cảm thấy bối rối và có xu hướng tạo thêm những nhiệm vụ khác trong khi cố gắng thực hiện những nhiệm vụ đề ra ban đầu nên danh sách to-do-list ngày càng được kéo dài và thế là công việc không bao giờ kết thúc.
2. Dễ dẫn đến stress

2-li-do-chung-minh-nang-suat-lam-viec-giam-vi-to-do-list-va-cach-ung-pho-1
Nếu như trong đầu bạn cứ phải bận tâm đến hàng tá công việc cần thực hiện trong ngày và điều đó khiến bạn chẳng thể tập trung cho từng công việc cụ thể thì bạn sẽ dẫn đến tình trạng stress, gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Ngoài ra, việc này cũng khiến cơ thể bạn trở nên mệt mỏi và không đủ tỉnh táo để giải quyết công việc suốt một ngày dài. Có phải nếu bạn ở trong tình trạng đó, bạn sẽ kéo dài và trì hoãn công việc lại? Vậy thì cứ trì hoãn đi. Bạn không nghe nhầm đâu, bạn nên trì hoãn việc mỗi ngày cứ chăm chăm vào những công việc được gạch đầu dòng và thời hạn thực hiện nó đi, có như vậy thì năng suất làm việc của bạn mới tăng lên đáng kể.
Cải thiện kế hoạch của bạn bằng cách tập trung vào nhiệm vụ/mục tiêu Có một cách rất đơn giản giúp bạn không gặp phải trường hợp bị stress hay công việc quá tải bởi to-do-list, đó là bạn phải có định hướng rõ ràng về những nhiệm vụ cụ thể và thay đổi suy nghĩ về cách hoàn thành mọi việc. Thay vì tạo ra thêm nhiều to-do-list khác, bạn hãy tạo ra danh sách các nhiệm vụ mà bạn cần làm hoặc danh sách những mục tiêu mà bạn hướng đến. Danh sách những việc cần làm (to-do-list) chỉ là một cách để ghi lại những việc bạn cần nhớ nhưng danh sách các nhiệm vụ hoặc mục tiêu thì có tính bắt buộc hơn, bạn sẽ phải suy nghĩ đến việc làm như thế nào để đạt được nó và những danh sách này thường mang tính trừu tượng hơn nên cũng không khiến bạn cảm thấy áp lực khi cứ phải đối chiếu để xem tiến độ hoàn thành công việc. Ví dụ, dưới đây tôi có một to-do-list: 1. Đặt tên cho domain 2. Thuê hosting 3. Tạo một email để quản lý 4. Xây dựng 1 website chứa domain và hosting đã chọn 5. Chia sẻ trên Tweeter 6. Chia sẻ trên Facebook 7. Chia sẻ trên G+ 8. Chia sẻ trên các trang mạng xã hội khác Sau khi chuyển thành danh sách nhiệm vụ/ mục tiêu, đây là kết quả: 1. Tạo mới và cho chạy website 2. Mở rộng mạng lưới và phát triển website Nghe giống như tôi đã bỏ qua rất nhiều việc phải làm nhưng trên thực tế tôi chỉ đang gom chúng lại theo từng nhóm nhiệm vụ. Để có thể chạy một website, tất nhiên tôi cần phải có tên domain, hosting, tài khoản email… tôi biết đó là những bước cần thiết nếu như tôi muốn có một website của riêng mình vậy thì tại sao tôi phải ghi lại một cách máy móc và chi tiết tất cả những điều đó ra trên giấy. Tôi đã tóm tắt những công việc này trong một nhiệm vụ. Tương tự, tôi có nhiệm vụ thứ 2. Bây giờ thì tôi chỉ có 2 nhiệm vụ thay vì 8 việc phải làm, rõ ràng là số lượng đã được rút bớt đáng kể, nhờ đó tôi cảm thấy có động lực để thực hiện nó hơn. Bạn thấy đó, chỉ với phương pháp đơn giản trên, bạn sẽ không còn cảm giác chạy đua với thời gian và cảm thấy căng thẳng với danh sách công việc hàng ngày nữa. Bạn vừa hoàn thành được các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng, lại vừa có thời gian để tận hưởng cuộc sống mỗi ngày.

Unknown

Phasellus facilisis convallis metus, ut imperdiet augue auctor nec. Duis at velit id augue lobortis porta. Sed varius, enim accumsan aliquam tincidunt, tortor urna vulputate quam, eget finibus urna est in augue.