Pages

Thừa kinh nghiệm có phải là lí do khiến bạn bị loại khỏi cuộc phỏng vấn?

thua-kinh-nghiem-co-phai-la-li-do-khien-ban-bi-loai-khoi-cuoc-phong-van

Khi bạn rớt một cuộc phỏng vấn, bạn thường nghĩ ngay đến lí do vì bạn thiếu kinh nghiệm hoặc những kinh nghiệm bạn có không phù hợp với yêu cầu của công việc nhưng có bao giờ bạn nhận được lời từ chối của nhà tuyển dụng chỉ với lí do bạn có quá nhiều kinh nghiệm hay không? Nghe có vẻ lạ nhưng trường hợp ứng viên rớt phỏng vấn bởi lí do như thế cũng không phải hiếm gặp. Hãy thử tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại có chuyện lạ lùng như thế nhé. Lời “bao biện” cho sự từ chối của nhà tuyển dụng Do chưa nắm được tâm lý nhà tuyển dụng nên nhiều ứng viên khi nộp hồ sơ phỏng vấn thường liệt kê quá nhiều kinh nghiệm, từ kinh nghiệm làm part-time cho đến kinh nghiệm thực tập, làm full-time ở những công ty trước, dẫn đến tình trạng không tập trung và làm nổi bật được những kinh nghiệm và kĩ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Đối với những nhà tuyển dụng quan trọng thái độ, họ sẽ cho ứng viên cơ hội thể hiện tinh thần cầu tiến và mong muốn được làm việc cho tổ chức. Còn những nhà tuyển dụng khó tính sẽ loại ngay những hồ sơ trình bày như vậy vì họ cho rằng ứng viên chưa có định hướng rõ ràng, nếu tuyển dụng thì họ cũng khó lòng gắn bó với công ty lâu dài. Ngoài ra, có một số lí do khiến nhà tuyển dụng đánh rớt ứng viên là do ứng viên không phù hợp với văn hóa công ty, do bằng cấp hay những lí do tế nhị khác không tiện nói ra, nhà tuyển dụng cũng sẽ dùng câu xin lỗi và lời giải thích do có “quá nhiều kinh nghiệm làm việc” để dễ dàng từ chối và tránh gây mất cảm tình của ứng viên đối với công ty của mình. Vậy phải làm sao để không bị mắc lỗi thừa kinh nghiệm? Cho dù sự thật là bạn đã từng làm việc cho rất nhiều công ty có tiếng trong và ngoài nước, đó là nguyên do bạn muốn “khoe” hết bảng thành tích của bạn trong CV xin việc nhưng một lời khuyên cho bạn là bạn hãy sàng lọc, lựa chọn kĩ càng những kinh nghiệm cần thiết trước khi quyết định đưa vào hồ sơ. Bạn phải xem lại bản tin tuyển dụng, xem yêu cầu công việc như thế nào và chỉ đưa những kinh nghiệm, kĩ năng có liên quan đến công việc ứng tuyển vào hồ sơ. Ví dụ: trước đây bạn từng làm việc như một nhân viên kế toán nhưng hiện tại bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng, việc đưa kinh nghiệm vào CV lúc này là không cần thiết. Thay vào đó, thông qua công việc kế toán bạn đã học được những kĩ năng nào, chẳng hạn như “hứng thú khi làm việc với những con số cụ thể, khả năng sử dụng excel thành thạo”, bạn hoàn toàn có thể đưa vào CV và tạo ra sự liên kết. Việc tham lam, liệt kê quá nhiều kinh nghiệm hoặc không chịu tìm hiểu kĩ công việc trước khi nộp hồ sơ là những sai lầm thường thấy khiến ứng viên gặp thất bại trong các cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, dù cho có bị loại với lí do thừa kinh nghiệm thì bạn cũng đừng nên mất niềm tin, hãy dành thời gian trau chuốt lại CV và lấy lại sự tự tin nhanh chóng, bạn sẽ sớm tìm được công việc như mong muốn mà thôi.

Unknown

Phasellus facilisis convallis metus, ut imperdiet augue auctor nec. Duis at velit id augue lobortis porta. Sed varius, enim accumsan aliquam tincidunt, tortor urna vulputate quam, eget finibus urna est in augue.