Pages

Khắc phục 5 lỗi sau, bạn sẽ được gọi đi phỏng vấn nhiều hơn

khac-phuc-5-loi-sau-ban-se-duoc-goi-di-phong-van-nhieu-hon

Có những CV gửi đi nhưng không có một lời phản hồi, bạn trông chờ một cuộc điện thoại, một email hẹn phỏng vấn những vẫn không thấy đâu. Bạn tự hỏi không biết thư xin việc của mình có vấn đề gì mà nhiều lần bạn mất đi cơ hội đối mặt với nhà tuyển dụng để chứng minh bạn phù hợp với công việc. Thử trả lời ngay 5 câu hỏi dưới đây, nếu như bạn mắc phải 3 trên 5 lỗi sau thì đừng thắc mắc vì sao bạn lại gặp thất bại nhiều lần như vậy nhé.
1. CV của bạn có mắc lỗi chính tả không? Tuy là một lỗi nhỏ nhưng lỗi chính tả ảnh hưởng rất nhiều đến cảm quan người nhận và đây cũng là một trong những lỗi phổ biến của nhiều ứng viên khi gửi CV đến nhà tuyển dụng. Bạn hãy kiểm tra lại xem có phải bạn cũng đang rơi vào tình trạng tương tự. Bạn không thể nói rằng bạn giỏi tiếng Anh trong khi nhà tuyển dụng chỉ đọc sơ qua CV của bạn đã phát hiện ra nhiều lỗi chính tả, bấy nhiêu cũng đã đủ để đánh giá trình độ của bạn đến đâu rồi. Ngoài ra, bạn nên thống nhất về cách sử dụng bullet, đừng sử dụng quá nhiều, sẽ khiến cho CV của bạn trông rối mắt và không chuyên nghiệp. Canh lề trái, thẳng hàng, khoảng cách giữa các dòng, tô đậm… cũng là những điều bạn cần phải lưu tâm.
2. Sau khi gửi CV, bạn không làm gì hết? Nhiều bạn cứ có tâm lý chờ đợi, nghĩ rằng chỉ cần gửi xong CV là đã hoàn thành nhiệm vụ, các bạn bị động chờ những phản hồi từ phía nhà tuyển dụng. Nếu như nhà tuyển dụng không hứa hẹn gì thì khoảng thời gian chờ đợi tốt nhất là 2 tuần. Sau khoảng thời gian này, nếu vẫn không có hồi âm gì của nhà tuyển dụng, bạn nên chủ động gọi điện hoặc gửi email để hỏi thăm, cũng có thể gửi tin nhắn qua LinkedIn nếu bạn có theo dõi họ. Đừng nghĩ rằng họ sẽ cảm thấy bạn phiền phức, họ chỉ không muốn trả lời bạn khi bạn liên tục gửi những email nhảm nhí mà thôi. Thông qua việc gửi email, bạn thể hiện sự lịch sự của mình và sự quan tâm dành cho vị trí ứng tuyển. Bạn có thể tham khảo email sau: Dear [Name], I hope you’re doing well! I recently applied to a ABC position at your company and would be grateful for the opportunity to interview with you. I have over [number] years of leadership experience, have managed a variety of projects throughout my career, and truly believe that I would be an asset to your team. Please let me know if you’d be open to discussing the position with me in more detail. Thanks in advance for your time and consideration,[Your Name]
3. Cover Letter của bạn có phổ biến không? Có nhiều công việc không chú trọng đến Cover Letter, nhà tuyển dụng chỉ để tâm đến CV của bạn, tuy nhiên lời khuyên chân thành là bạn nên đầu tư để có một Cover Letter thật hoàn chỉnh và thu hút. Giữa 2 ứng viên có CV ngang nhau thì nhà tuyển dụng sẽ tiếp tục cân nhắc để chọn người có Cover Letter tốt hơn. Phương pháp được nhiều người chọn lựa khi viết Cover Letter là S.T.A.R (Situation – Task – Action – Result), với câu chuyện về cá nhân bạn, những kinh nghiệm làm việc, quá trình thực hiện và kết quả đạt được khi bạn hoàn thành. Bằng cách rút ngắn nội dung CV và thể hiện một cách tổng quan, logic, nhà tuyển dụng sẽ có thiện cảm với sự đầu tư nghiêm túc từ bạn.
4. Bạn có ngại tiết lộ rằng mình đang thất nghiệp? Một trong những quan niệm sai lầm của các bạn trẻ là hay giấu diếm bạn bè về tình trạng thất nghiệp hoặc ý định tìm kiếm công việc mới vì lí do sĩ diện và cả những lí do khách quan khác. Tuy nhiên, điều này chẳng những không đem lại ích lợi mà còn khiến bạn bỏ qua những cơ hội vô cùng quý giá. Thực tế cho thấy, khi chỉ tuyển từ 1-2 vị trí thì nhà tuyển dụng có xu hướng chọn tuyển dụng bằng miệng thay vì đăng trên các trang mạng việc làm, nghĩa là họ sẽ hỏi thăm đồng nghiệp, bạn bè xem có ai phù hợp với vị trí đó hay không. Đặt trường hợp bạn bè của bạn là người phụ trách tuyển dụng cho công ty hoặc quen biết với người đang có nhu cầu tuyển dụng, nếu như bạn không chia sẻ nhu cầu tìm việc thì làm sao người đó biết để mà giới thiệu cho bạn. Ứng tuyển thông qua những mối quan hệ như thế này có thể giúp bạn rút ngắn thời gian phỏng vấn và nâng cao cơ hội trúng tuyển.
5. Bạn lựa chọn công việc thực tế chưa? Cuối cùng, để đảm bảo bạn có thể nhận được nhiều lời mời phỏng vấn, hãy chỉ nộp CV ứng tuyển vào những vị trí phù hợp với bạn. Ví dụ bạn vừa mới ra trường, bạn không thể thử vận may bằng cách ứng tuyển vào những vị trí yêu cầu kinh nghiệm 5 năm được nhưng bạn vẫn có khả năng được chọn nếu ứng tuyển những vị trí từ 1-2 năm kinh nghiệm. Đừng rải đơn xin việc một cách hào phóng, hãy chọn những công việc thực sự phù hợp với năng lực và niềm đam mê của bạn.

Unknown

Phasellus facilisis convallis metus, ut imperdiet augue auctor nec. Duis at velit id augue lobortis porta. Sed varius, enim accumsan aliquam tincidunt, tortor urna vulputate quam, eget finibus urna est in augue.