Pages

8 điều mà boss của bạn sẽ không bao giờ nói (nhưng muốn bạn biết)!



Có bao giờ bạn nhận ra rằng khi người ta được đề bạt lên vị trí quản lý, toàn bộ quan điểm của họ về các vấn đề môi trường làm việc thường sẽ thay đổi? Bởi vì, với vai trò quản lý, họ nhìn thấy được những điều mà họ không thể nhìn thấy được ở vị trí nhân viên. Kết quả là, họ quan sát các vấn đề ở nơi làm việc qua một lăng kính khác với trước đây.
Hiểu được rằng sự thay đổi trong quan điểm có thể giúp bạn hợp tác tốt hơn với boss, có cái nhìn sâu sắc hơn vào hành động và quyết định của họ, và thậm chí là hoàn thành công việc cảu bạn tốt hơn. Nhưng hầu hết các boss sẽ không phổ cập cho nhân viên về những suy nghĩ của họ, do đó bạn phải tự mình nhận ra điều đó thôi. Dưới đây là 8 điều boss của bạn muốn bạn biết nhưng sẽ không nói với bạn.

8-dieu-ma-boss-cua-ban-se-khong-bao-gio-noi-nhung-muon-ban-biet-1

1. Những vấn đề về thái độ của bạn hầu như nhiều bằng công việc của bạn.

Có thể bạn nghĩ rằng nếu bạn làm việc tốt, thì đó là tất cả, nhưng thái độ và kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng để đạt được nhiều hơn. Những tổ chức có sức nhẫn nại kém với những cá nhân khó tính, một phần bởi vì quản lý một nhóm rất mệt mỏi, và nó sẽ càng khó khăn hơn khi có một thành viên nào đó có thái độ chống đối, rất khó hợp tác, hay đơn giản là cảm thấy khó chịu.
Nếu bạn thường xuyên phàn nàn, lúc nào cũng bác bỏ những ý tưởng, hay hành động như một hố đen văn phòng, thì boss của bạn có thể sẽ coi bạn như một cái nhọt cần giải quyết đấy, dù cho chả bao giờ họ nói ra. Kết quả dẫn đến có thể sẽ là bạn được giao cho những công việc nhàm chán, ít linh hoạt hơn, tăng lương thấp hơn, và “cơ hội” bị cắt giảm nhân sự cao hơn, vâng, bất kể hiệu quả công việc của bạn có thế nào đi nữa. Nhưng vậy không có nghĩa là bạn không nên nói lên nếu bạn không đồng ý hoặc không hài lòng điều gì. Nhưng nếu bạn nhận ra rằng mình đang chống đối lại quá nhiều dự án hơn bạn nghĩ, hay là nếu bạn nhận được nhận xét rằng bạn ngày càng tiêu cực hay hiếu chiến, phá hoại thay vì mang tính xây dựng, thì có vấn đề rồi đấy.

8-dieu-ma-boss-cua-ban-se-khong-bao-gio-noi-nhung-muon-ban-biet-22. Bạn có thể không đồng ý – nếu bạn chứng minh được điều đó là đúng.

Những boss tốt luôn muốn nghe khi bạn có những cách tiếp cận khác với một dự án, hay làm thế nào để thực tế hóa một deadline, hay cách tốt nhất để đối ứng với một khách hàng khó tính. Nhưng bạn phải thể hiện cảm xúc một cách thông minh về cách mà bạn nhúng tay vào. Trong thực tế, khi tôi nghe mọi người phàn nàn rằng quản lý của họ không chào đón những góp ý hay kiến nghị, điều này gần như là lúc nào cũng bởi vì họ góp ý hoặc đưa ra ý kiến không đúng cách.
Chìa khóa để trình bày lập trường của bạn chính là bình tĩnh, dứt khoát; tương tự như cái cách mà bạn phải làm nếu bạn là một chuyên viên tư vấn đang phân tích tình hình, chứ không phải một người đang bộc phát cảm xúc mạnh mẽ. Tone giọng rất quan trọng ở trường hợp này. Cẽ có sự khác biệt giữa cách nói của một đối tác chịu hợp tác giải quyết một vấn đề kinh doanh và một đối thủ đang bực bội. “Tôi thấy lo ngại về số lượng lỗi trong bản dự thảo của nhóm khác, và tôi tự hỏi không biết chúng ta có nên gửi cho họ một bản hướng dẫn tốt hơn không” sẽ nghe lọt tai hơn là “Lúc nào tôi cũng phải sửa lỗi cho A, phát bệnh đi được”.
Và bất kể vấn đề gì, bạn cũng sẽ thu được kết quả tốt nhất nếu bạn lái cuộc nói chuyện theo hướng chứng tỏ rằng bạn hiểu rằng đến cuối cùng thì boss của bạn cũng sẽ có quyết định cuối cùng, và bạn sẽ tiếp tục hợp tác dù cho nó có khác những gì bạn mong muốn.

3. Cảm thấy bị giám sát? Phải có lý do nào đó.

Trước khi bạn bật chế độ phòng vệ, hãy nghe tôi nói. Nhất định đó là căn bệnh mãn tính rồi, không thể loại bỏ sự giám sát của họ ra khỏi những nhân viên bất kể thẩm quyền của họ là gì. Nhưng cũng có thể là do bạn đã cho họ một lý do nào đó để họ nghi ngờ nếu họ có thể tin tưởng bạn và công việc của bạn theo một cách khác. Nếu bạn thả đi một quả bóng, quên đi chi tiết của dự án, không dõi theo tiến trình của bất cứ cái gì, trễ thời hạn hay tạo ra những công việc đòi hỏi nhiều sự thay đổi từ người khác, thì người quản lý sẽ phải siết chặt việc giám sát, bởi vì nhiệm vụ cuối cùng của họ cũng là đảm bảo rằng công việc được hoàn thành tốt.
Nhưng khi người ta bị giám sát, họ hiếm khi hỏi “tôi đã làm gì mà có thể truyền cảm hứng giám sát cho sếp như vậy nhỉ?” và thay vào đó họ chỉ thấy khó chịu vì điều đó.

4. Chúng tôi không nhớ hết được những việc bạn đang làm, và điều này là bình thường.

Đã bao giờ bạn cảm thấy khó chịu vì boss của bạn dường như đã quên mất chi tiết công việc mà rõ ràng bạn đã thảo luận với họ trước đó rồi không? Có bao giờ tự thắc mắc tại sao họ không theo dõi các công việc quan trọng mà bạn đang tham gia vào không?
Thực tế là các nhà quản lý phải ghi nhớ hết các chi tiết công việc của họ, cộng thêm những chi tiết cơ bản công việc của nhóm đang làm, do đó, bạn đâu cần phải khó chịu khi nhắc họ về ngữ cảnh hay một chi tiết quan trọng. Điều này không có nghĩa là quản lý của bạn không quan tâm đến công việc của bạn; mà thực tế là nó không khả thi, hay thậm chí là không thể ghi nhớ hết những gì mà nhân viên của họ làm hàng ngày.
Điều này cũng có nghĩa là bạn không cần phải bực bội nếu bạn cần phải nhắc nhở boss của bạn trước kỳ review đánh giá công việc tháng 12 của bạn vào tháng 2. Thường thì bạn sẽ nắm rõ chi tiết công việc của mình hơn là quản lý.

5. Phàn nàn là muốn tốt cho bạn, dù nó có khó nghe đi nữa.

Thật không dễ chịu gì khi phải nghe về những gì bạn làm không đủ tốt, nhưng hãy tưởng tượng xem nếu quản lý của bạn không bao giờ cảm thấy phiền khi cho bạn biết: bạn sẽ không thể phát triển sự nghiệp hay được nhận giấy khen, và bạn có thể tự hỏi tại sao những người khác lại được nhận những nhiệm vụ tốt hơn và được đề bạt trong khi bạn hơn hẳn người đó. Các nhà quản lý (hầu hết trong số họ) sẽ không đưa ra nhận xét để khiến bạn phải buồn hay xuống tinh thần; họ chỉ làm thế khi họ muốn bạn làm tốt công việc của mình, vì lợi ích công ty và cả lợi ích của chính bạn.
Đó là lý do tại sao sẽ đặc biệt khó khăn khi ở vị trí quản lý lại gặp phải một nhân viên trở nên đề phòng hay không phản hồi lại những nhận xét. Giống như việc đang xem một người nào đó cố tình cắt đứt đi mọi cơ hội của chính họ để có thể trở nên tốt hơn và được khen thưởng vì điều đó.
Nếu bạn đấu tranh để lấy ý kiến phản hồi một cách bình tĩnh, hãy nhớ rằng không phải bạn đang ở trong phòng xử án và không cần phải bảo vệ chính mình; những gì quản lý của bạn muốn nghe là bạn đang xử lý những ý kiến phản hồi của họ và sẽ kết hợp nó vào công việc của bạn. Có thể sẽ nghe nó giống như: “Tôi rất vui khi nghe anh nói thế với tôi. Tôi sẽ làm X và Y sẽ được giải quyết trong thời gian sắp tới.”

6. Cảm xúc của bạn tác động đến tự tín nhiệm của bạn.

Khi cảm xúc lấn át óc suy xét cảu bạn, điều đó khiến bạn trở nên ít đáng tin cậy hơn. Tất cả mọi người cảm thấy thất vọng vì công việc, nhưng boss của bạn sẽ để ý ra rằng bạn vẫn bình tĩnh, hợp lý, và khách quan, thậm chí là khi đang bị stress. Bạn sẽ có uy tín hơn nếu bạn đánh giá người khác và đưa ra ý tưởng một cách trung thực, ngay cả khi bạn có một cá tính mà họ không thích. Kết quả là bạn sẽ thấy được rằng ý kiến của bạn được thực hiện nghiêm túc hơn, bạn sẽ nhận được những lợi ích từ sự nghi ngờ trong lời nói của họ, và thường thì những tình huống gây tranh cãi sẽ được làm dịu đi.
Hơn nữa, nếu bạn thấy khó chịu hay phật lòng khi bạn nhận được lời góp ý trong công việc, bạn sẽ gây khó khăn cho boss của bạn. Thậm chí còn tệ hơn, họ bắt đầu hạn chế cho bạn biết những phản hồi mà lẽ ra bạn cần phải biết. Bạn cần phải biết những gì boss của bạn đang nghĩ rằng bạn có thể làm tốt hơn, và bạn sẽ dễ dàng nghe được điều này nếu bạn khiến họ nói ra một cách dễ dàng.

7. Đôi khi có một só người dành sự sử lý đặc biệt cho một lý do.

Nếu bạn đã từng tự hỏi mình tại sao A lại được làm việc tại nhà vào thứ 6 nhưng boss chả bao giờ xem xét việc cho phép nạn làm việc từ xa như thế; hay tại sao B chả bao giờ phải làm báo cáo tuần mà lúc nào sếp cũng giao cho bạn, hãy xem xét theo khía cạnh có thể điều đó là do một lý do tốt nào đó. Có lẽ A phải đi khám bệnh vào đúng thứ 6 và boss của bạn không cần phải cập nhật tình hình sức khỏe của A cho người khác làm gì. Có thể công việc của B quá xuất sắc nên boss của bạn quyết định không cần một bản báo cáo từ anh ấy giống như những người khác. Điều này khá hợp lý khi quản lý có những cách đối xử khác nhau dành cho những nhân viên khác nhau, bởi vì tình trạng sức khỏe, tình hình gia đình, hay vì hiệu suất và các vấn đề khác chẳng bao giờ xuất hiện trong vùng phủ sóng của bạn cả.
Trong khi có một số nhà quản lý tốt tính sẽ giải thích cho bạn nếu sự chênh lệch có liên quan đến hiệu suất làm việc, bạn có thể không nghe lý do đó nếu như đó là vấn đề riêng tư, ví như tình huống y tế nào đó. Nếu bạn muốn yêu cầu một đặc quyền, bạn nên căn cứ trên giá trị của bản thân mình và so sánh với các đồng nghiệp.

8. Chúng tôi muốn bạn đề nghị sự giúp đỡ khi cần thiết.

Hầu hết các nhà quản lý đều muốn nghe bạn đề nghị giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, cho dù đó là một vấn đề cụ thể về một dự án, một khách hàng khó tính, hay khối lượng công việc quá lớn. Một vài khoảnh khắc bực bội nhất của tôi là khi tôi ở vị trí quản lý, tôi nhận ra rằng có ai đó đang gặp khó khăn mà không nghĩ rằng họ nên đến tìm tôi để yêu cầu sự trợ giúp, thay vào đó họ chỉ âm thầm chịu đựng và thậm chí để cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn chỉ vì họ không chịu nói ra.
Đừng giấu diếm vấn đề của mình với hi vọng nó không bị nhận ra. Nói ra khi bạn gặp khó khăn và yêu cầu được tư vấn. Nhà quản lý tốt luôn chào đón điều này từ bạn.


Đọc thêm tại: mrtimvieclam.com

Unknown

Phasellus facilisis convallis metus, ut imperdiet augue auctor nec. Duis at velit id augue lobortis porta. Sed varius, enim accumsan aliquam tincidunt, tortor urna vulputate quam, eget finibus urna est in augue.