Pages

Đừng dại dột nói với sếp những câu này

Nhiều công ty xây dựng văn hóa làm việc rất thân thiện và bình đẳng, cho phép mọi nhân viên được tự do ngôn luận để thể hiện ý kiến của mình. Thế nhưng, dù cho bạn có đang làm việc trong một môi trường thoải mái thế nào chăng nữa, vẫn sẽ có những nguyên tắc nhất định mà bạn phải tuân theo khi giao tiếp với cấp trên. Có những điều bạn nên nói và cũng có những điều không nên nói để tránh mất điểm với sếp, ví dụ như những câu sau đây.

dung-dai-dot-noi-voi-sep-nhung-cau-nay

1. “Tôi không có nghĩa vụ phải làm việc này”
Nếu được giao một việc không nằm trong bổn phận của mình, bạn hoàn toàn có quyền từ chối, nhưng hãy lựa lời một cách khéo léo chứ đừng từ chối với giọng điệu khó chịu như vậy nhé. Thái độ đó có thể khiến sếp đánh giá bạn là một người ngại việc. Nếu có khả năng và thời gian, hãy nhận công việc này vì biết đâu sếp đang thử thách bạn thì sao, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn ghi điểm.
2. “Tôi không thích làm việc này”
Nên nhớ rằng bạn đang đi làm cho công ty, và làm việc là nghĩa vụ của bạn. Cấp trên của bạn đã tính toán kỹ lưỡng để ra quyết định phân chia công việc như vậy, nên đừng từ chối chỉ vì bạn không thích nó. Khi được giao việc, hãy vui vẻ chấp nhận nó và cố gắng hoàn thành thật tốt. Nếu cảm thấy khó khăn, hãy yêu cầu từ sếp một sự hỗ trợ.
3. “Tôi quá bận việc gia đình”
Một trong những lý do không hề hay ho tẹo nào khi bạn giải thích với sếp đó là lý do gia đình. Các nhân viên khác đều có gia đình nhưng tại sao họ không gặp khó khăn như bạn? Viện cớ này để giải thích với sếp chỉ chứng tỏ rằng bạn là người không biết chu toàn giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Liệu cấp trên có thể tin tưởng và trọng dụng một nhân viên như bạn?

4. “Tôi biết rồi sếp không phải nói”
Khi không khí quá thoải mái, chúng ta sẽ có xu hướng nói chuyện thiếu dè chừng hơn. Dù bạn không hề có ý xấu khi nói ra câu trên, nhưng sếp của bạn có thể cảm thấy mình không được tôn trọng. Thay vì nói “Tôi biết rồi sếp không phải nói” bạn hãy đổi thành “Tôi hiểu rồi, sếp yên tâm”. Chắc chắn cấp trên của bạn sẽ hài lòng hơn rất nhiều.

dung-dai-dot-noi-voi-sep-nhung-cau-nay1

5. “Đáng ra sếp nên nghe lời tôi”
Chỉ trích cấp trên luôn là điều cấm kỵ khi làm việc trong môi trường công sở. Cho sếp của bạn đã sai, thì sếp vẫn là cấp trên của bạn. Thay vì chỉ trích bạn nên trao đổi với sếp để tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Đây chính xác là cách ứng xử thông minh giúp bạn tránh phá hỏng mối quan hệ với cấp trên.
6. “Sếp quá tuyệt”
Cũng giống như chỉ trích, những câu nói nịnh bợ quá mức cũng không nên được sử dụng. Khen ngợi và bày tỏ sự ngưỡng mộ với cấp trên là chuyện hoàn toàn bình thường, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng trường hợp, câu nói của bạn có thể trở nên lố lăng và khiến sếp cho rằng bạn là một nhân viên thích nịnh bợ.
Trên đây là một số ví dụ về những câu nói nguy hiểm nơi công sở. Tùy vào môi trường, văn hóa làm việc tại công ty, bạn hãy cân nhắc lời ăn tiếng nói của mình để không “vạ miệng” khi giao tiếp với cấp trên nhé.

iconicJob

Phasellus facilisis convallis metus, ut imperdiet augue auctor nec. Duis at velit id augue lobortis porta. Sed varius, enim accumsan aliquam tincidunt, tortor urna vulputate quam, eget finibus urna est in augue.